BACK TO NEWS & TRENDS
Thị trường
Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Việt Nam – Hồng Kông
Đăng bởi Logistics Specialist at Indochina
vico

Bên cạnh những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID trong hơn 2 năm qua, song các hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Hong Kong vẫn duy trì sự tăng trưởng ổn định và những tín hiệu tốt của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Hồng Kông.

Trong đó, không thể không nhắc đến các Hiệp định thương mại được ký kết nhằm thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của thị trường xuất - nhập khẩu tại Việt Nam trong những năm gần đây.

1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hongkong

Kể từ ngày 09/09/2017, sau khi hoàn tất các hoạt động đàm phán các Hiệp định thương mị tự do giữa ASEAN và Hongkong đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Theo đó, vào ngày 12/11/2017, Tổ chức ASEAN và Hongkong đã ký kết 2 Hiệp định chính có hiệu lực với Hongkong và 5 nước thành viên khối ASEAN là Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam gồm:

  • Hiệp định Thương mại tự do (AHKFTA) hiệu lực từ ngày 11/06/2019

  • Hiệp định Đầu tư (AHKIA) hiệu lực từ ngày 17/06/2019

2. Thị trường Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa giữa Việt Nam – Hồng Kông

Nhờ vào Hiệp định thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement) tạo điều kiện để Việt Nam và Hồng Kông tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.


Đây được xem là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động thương mại song phương. Trong đó:

  • Thị trường xuất khẩu từ Việt Nam sang Hong Kong đạt 8.28 tỷ USD trong năm 2015 và 13.63 tỷ USD trong năm 2021 (Theo Vietnamplus.vn)

  • Với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 18% hằng năm, ngay khi hai Hiệp định AHKFTA và AHKIA được ký kết thành công, con số này dự kiến sẽ còn tăng thêm đáng kể cùng với đó là vô số những lợi ích cho ngành xuất nhậu khẩu Việt Nam.

3. Những loại hàng được vận chuyển Hồng Kông – Việt Nam

  1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng kỹ thuật

  2. Điện thoại và linh kiện điện thoại

  3. Máy tính, máy ảnh, linh kiện và các sản phẩm điện tử

  4. Vải may mặc, vải không dệt, vải vụn, vài cuộn,...

  5. Nguyên phụ liệu cho ngành dệt, may

  6. Hóa chất các loại

  7. Kim loại nặng/ nhẹ và các loại thiết bị cơ khí

  8. Dây diện, cáp điện, đồ dùng điện

  9. Linh kiện và phụ tùng xe máy/xe oto

  10. Thủy tinh và các sản phẩm làm từ thủy tinh

  11. Phân bón, hóa chất, thuốc trừ sâu

  12. Rau, quả, trái cây, thực phẩm

  13. Gỗ và sản phẩm từ gỗ (bao gồm nội thất)

  14. Thiết bị gia dụng, thiết bị vệ sinh, phòng tắm

  15. Đồ dùng bảo hộ lao động

  16. Các sản phẩm trên các sàn Thương Mại Điện Tử Hongkong

4. Yêu cầu vận chuyển hàng Hồng Kông – Việt Nam như thế nào?

Bên cạnh các mặt hàng được xuất nhập khẩu từ Hongkong - Việt Nam, có một số các yêu cầu mà doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa.




Việc tuân thủ các yêu cầu này không chỉ giúp bạn vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, mà còn hạn chế các vấn đề xảy ra khi đến bước kiểm duyệt của Hải quan.


Theo đó, một số yêu cầu bạn cần tuân thủ gồm:


  • Không gửi hàng cấm: Gồm các loại thuốc nổ, các loại vũ khí, các chất kích thích, các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, động - sinh vật quý hiểm, các sản phẩm bị cấm theo quy định Pháp luật.

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa: Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa nhập khẩu cho đơn vị vận chuyển, cụ thể gồm: Tên mặt hàng, loại hàng hóa, mã hàng, đặc điểm của hàng hóa, thông tin người gửi - nhận.

  • Tuân thủ quy định đóng gói hàng hóa: Đối với mặt hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần tuân thủ quy cách đóng gói của từng mặt hàng riêng biệt.

  • Chuẩn bị đủ các giấy tờ, chứng từ liên quan: Bên cạnh các quy định về hàng hóa, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan để khai báo cho Hải Quan, từ đó được thông quan nhanh chóng.

5. Quy trình xuất nhập khẩu hàng Hồng Kong – Việt Nam

5.1 Bước 1: Chuẩn bị các chứng từ nhập khẩu

Doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Hongkong cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán Quốc Tế (International Sales Contract)

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packin List)

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu (Customs Declaration Form)

  • Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

  • Giấy phép nhập khẩu (tùy mặt hàng nhập khẩu)

  • Hóa đơn vận chuyển


5.2 Bước 2: Khai báo cho Hải Quan điện tử

Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sẽ phải mua Token, đăng ký User Code và Mật khẩu để khai báo trên phần mềm của Cơ quan Hải Quan (bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại ĐÂY)




Sau khi đã đăng ký khai báo trên phần mềm, hệ thống sẽ tự động thông báo cho bạn thông qua 3 nhóm màu:

  • Thông báo Xanh: Mã kiểm tra tờ khai số 1 đồng nghĩa với việc hồ sơ của bạn đã được thông qua

  • Thông báo Vàng: Mã kiểm tra tờ khai số 2 đồng nghĩa việc bạn cần xuất trình chứng từ cho Hải quan kiểm tra để có thể thông quan.

  • Thông báo Đỏ: Mã kiểm tra tờ khai số 3 đồng nghĩa việc bạn vừa phải xuất trình chứng từ, vừa phải bị kiểm tra hàng hóa để được thông quan.

5.3 Bước 3: Tiến hành nộp thuế và lấy lệnh giao - nhận hàng

Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các khoản chi phí thuế và tiến hành nộp thuế trong lúc khai báo với Hải Quan. Sau khi đã nộp thuế, doanh nghiệp nhận lệnh giao hàng gồm:

  • Giấy giới thiệu của người nhận hàng (công ty nhận hàng)

  • Thông báo hàng đến

  • Vận đơn bản photo (có ký hậu/đóng hậu) hoặc bản gốc (có ký hậu/đóng hậu của ngân hàng - Áp dụng cho doanh nghiêp thanh toán bằng L/C)


Lưu ý, trong quá trình nhận hàng hóa (hàng container), doanh nghiệp cần có thêm các loại giấy tờ khác như:

  • Giấy mượn container

  • Giấy hạ container trống

  • Hạn lệnh giao hàng

  • Hóa đơn


Sau đó, doanh nghiệp cũng phải làm các thủ tục khác gồm:

  • Mở tờ khai, làm thủ tục thông quan và lấy hàng

  • In phiếu giao nhận, phiếu thanh lý hàng và phiếu lấy hàng



5.4 Bước 4: Nhận hàng và đưa về kho nội địa

Sau khi đã hoàn tất các bước thủ tục bên trên thì việc cuối cùng đó là nhận hàng và vận chuyển hàng hóa về kho nội địa tại Việt Nam.


Doanh nghiệp có thể thuê xe ô tô/ xe khách/ tàu lửa để vận chuyển tùy vào loại hàng hóa. Hoặc bạn có thể liên hệ VICO Logistics để được tư vấn quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Hongkong - VIệt Nam với quy trình trọn gói từ:

  • Vận tải nội địa

  • Xử lý thủ tục hải quan

  • Đặt tàu container

  • Gom hàng lẻ LCL và FCL

  • Bảo hiểm hàng hóa

  • Thông quan hàng hóa


VICO Logistics với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản sẽ đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng Quý khách hàng theo các tiêu chí sau:

  • Giá cước vận chuyển hợp lý

  • Hợp đồng minh bạch, rõ ràng đi cùng với tinh thần trách nhiệm cao.

  • Hàng hóa vận chuyển an toàn, luôn cập nhật quá trình nâng hạ, bốc xếp hàng hóa nhanh chóng

  • Thời gian vận chuyển hàng ngày

  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình hỗ trợ 24/7.