BACK TO NEWS & TRENDS
Kiến thức Logistics
Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Ngành Dệt May Ở Các Quốc Gia Châu Á
Đăng bởi VICO
vico

Ngành dệt may trước khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Châu Á vốn là trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới, với 7 trên 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, cụ thể là Bangladesh và Việt Nam, lần lượt xếp vị trí thứ hai và thứ ba quốc gia xuất khẩu đứng đầu thế giới, có tổng kim ngạch xuất khẩu là 62,3 tỷ đô la Mỹ và thị phần ần lượt là 35,0 và 74,7%. Bên cạnh đó, Trung Quốc - đế chế xuất khẩu ngành may mặc với tổng sản xuất xấp xỉ 33,7% sản lượng hàng may mặc của thế giới trong năm 2018. Lý do là vì Trung Quốc có chi phí lao động thấp, sản xuất nhanh nhờ hệ thống sản xuất trọn gói, khả năng vận chuyển đến các thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng, và khả năng sản xuất theo quy mô kinh tế. Các yếu tố này đã tạo lợi thế cho Trung Quốc chiếm ưu thế so với các nước khác cùng khu vực. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc đã giảm từ 30% xuống 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 1995 đến năm 2014, điều này cho thấy Trung Quốc đang ưu tiên các ngành công nghiệp khác hơn ngành may mặc. 


Tác động COVID-19 lên ngành công nghiệp may mặc Châu Á

Khâu sản xuất
Không ít các chuyên gia tỏ ra quan ngại liệu Châu Á sẽ vẫn là trung tâm sản xuất hàng đầu thế giới sau ảnh hưởng của đại dịch sau COVID-19. Tất nhiên, Châu Á vẫn là điểm đến hàng đầu cho ngành công nghiệp may mặc bởi quy mô hoạt động hiện có, khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu rẻ, cơ sở sản xuất, kiến thức cũng như kỹ năng lao động chuyên ngành. Các yếu tố này không dễ để các quốc gia khác sánh kịp trong thời gian ngắn, tuy nhiên xét về khía cạnh tranh và chi phí thấp không phải là lợi thế cạnh tranh bền vững về lâu dài.
Dù một số chuyên gia nhận định đại dịch cũng mang đến một số tác động tích cực đến ngành may mặc trong dài hạn vì nêu bật được tầm quan trọng của việc tăng cường giám sát các hoạt động sản xuất và đầu tư vào lợi thế cạnh tranh bền vững nhưng những nhận định này cũng chỉ mang tính lý thuyết.


Nhà máy sản xuất
Một số dự đoán rằng đại dịch COVID-19 sẽ dẫn đến xu hướng mua lại hoặc hợp nhất đối với các công ty quy mô vừa và nhỏ sẽ vì hạn chế về nguồn lực phòng bị hay chống đỡ những khủng hoảng kinh tế và phải đóng cửa. Ảnh hưởng của tình trạng huỷ đơn hàng do khau sản xuất gián đoạn, hay thiếu nguyên vật liệu dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứng gãy được dự đoán sẽ gây kéo khả năng hoạt động kinh doanh của ngành xuống 30% trong năm 2020.
Bên cạnh đó, sẽ có sự phân chia theo quy mô kinh doanh rõ ràng hơn ở thị trường châu Á. Cụ thể, những doanh lớn với hệ thống sản xuất chuyên nghiệp hóa, ngân sách mạnh có thể sẽ vẫn tiếp tục phát triển, nhưng các nhà máy nhỏ hơn tập trung vào sản xuất có kỹ năng thấp khó có thệ vượt qua đại dịch.

Tìm hiểu thêm: Logistics giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam như thế nào?


Tác động đến người lao động
Đại dịch COVID-19 rõ ràng đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy thay đổi điều kiện làm việc và có thể đặt người lao động vào tình thế “bấp bênh” hơn, bao gồm hàng loạt các tác động trước mắt và lâu dài bao như mất việc làm tạm thời và vĩnh viễn, gia tăng tình trạng sử dụng hợp đồng ngắn hạn, giảm lương và thu nhập không ổn định. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng và người lao động khó có khả năng chi trả cho nhu cầu sinh hoạt như trước.
An toàn và vệ sinh lao động có khả năng trở thành trọng tâm trong tương lai gần vì sức khỏe của người lao động là yếu tố then chốt đối với hoạt động của công ty/nhà máy. Đại dịch bùng phát sẽ dẫn đến việc đóng cửa và đình trệ sản xuất, gây ra các vấn đề tài chính. Hơn nữa, nhiều người lao động có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến nơi làm việc hoặc sinh hoạt chung với đồng nghiệp dẫn đến việc người lao động có nguy cơ bị nhiễm vi rút cao hơn.
Mặt khác, điều này tập trung vào an toàn và sức khỏe cho người lao động có thể dẫn đến chất lượng điều kiện làm việc được cải thiện trong tương lai, đặc biệt đối với các nhà máy đã và đang đầu tư nâng cấp công nghệ và cơ sở sản xuất.


Nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng  

Nhu cầu tiêu thụ giảm
Đại dịch COVID-19 nghiêm trọng khiến việc ngừng sản xuất ở Trung Quốc xảy ra trước tiên, sau đó lan ra các nước còn lại trên thế giới khiến sản xuất trên toàn thế giới gần như "tê liệt”. Hiện tại, hai thị trường lớn nhất của ngành may mặc là Châu Âu và Châu Mỹ vẫn đang hủy đơn hàng khiến nhiều nước tìm nguồn cung ứng lo ngại.
Trước tình trạng người mua đang tạm dừng thanh toán và hủy hợp đồng, do đó, các doanh nghiệp nhỏ đang phải gánh chịu hậu quả, khiến Mạng lưới Dệt may Bền vững của Khu vực Châu Á (STAR) phải đưa ra một tuyên bố, khuyên người mua tôn trọng hợp đồng với nhà cung cấp của họ và cân nhắc về tác động của đại dịch đã xảy ra đối với người lao động và doanh nghiệp.


Hiệu xuất sản xuất giảm
Đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng khá nặng về sức sản xuất của các quốc gia châu Á khi nhân sự ở các nước nay đang bị tác động mạnh mẽ. Một số công ty lớn đang cân nhắc giải pháp chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác có tốc độ phục hồi nhanh hơn để giảm rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Trong khi chính phủ ở các nước phát triển đang thực hiện các biện pháp và hành động an toàn để giảm bớt áp lực cho nền kinh tế của họ từ các biện pháp được đưa ra để hạn chế sự lây lan của vi rút. Hành động này còn bị hạn chế ở các nước đang phát triển do họ thiếu khả năng tài chính để đối phó với các tác động kinh tế của đại dịch.


Kết nối giao thông đứt gãy
Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, hệ thống vận tải cũng bị ảnh hưởng tương tự, bao gồm việc giảm tần suất dịch vụ và thay đổi tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường Châu Á-Bắc Âu - tuyên chủ chốt trong thương mại hàng dệt may.
Sản lượng và nhu cầu giảm khiến các hãng tàu đang giảm số lượng chuyến đi, và gây ảnh hưởng đến kết nối của các quốc gia và làm cho việc phục hồi giao thương khó khăn hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các quốc gia tìm nguồn cung ứng chi phí thấp hay phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng xuất khẩu nói trên cho nền kinh tế của họ, kết hợp với các tác động kinh tế xã hội của đại dịch sẽ làm hạn chế các phương tiện tài chính liên quan.


Bạn có thắc mắc: Làm Thế Nào Để Vận Chuyển Hàng Dệt May Đúng Cách?

Một số giải pháp khắc phục hậu quả đại dịch COVID19 cho các doanh nghiệp ngành hàng may mặc

Với tình hình hiện nay, điều quan trọng là các nhà sản xuất hàng may mặc phải kiên cường và chuẩn bị cho khả năng đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp của họ.


Các nhà máy nên đảm bảo rằng nhân viên của họ đang trong điều kiện làm việc an toàn để ngăn chặn bất kỳ sự lây lan nào nữa của COVID-19, điều này sẽ đảm bảo một nơi làm việc hiệu quả hơn và khoẻ mạnh hơn. Nhà máy hoặc nơi sản xuất cũng cần đảm bảo công nhân được thông báo đầy đủ về cách ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, và nếu buộc phải chấm dứt hợp đồng đối với một số công nhân của họ, họ phải đảm bảo công nhân nhận được ít thiệt hại nhất có thể do hậu quả của các hành động.Các nhà máy nên cập nhật tin tức mới nhất về COVID-19. 

Điều này sẽ giúp đưa ra quyết định dựa trên mức độ và ảnh hưởng của đại dịch đến công việc kinh doanh của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến kế hoạch ứng phó của chính phủ. Tại nhiều quốc gia, các chính phủ đang thực hiện các bước để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và bảo vệ các doanh nghiệp khỏi tác động của COVID-19. Sự hỗ trợ này từ các chính phủ có thể dành cho các nhà máy và có khả năng giữ cho chúng hoạt động qua đại dịch.

Chọn đối tác vận chuyển phù hợp cho vải và hàng dệt may có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn đó và duy trì chuỗi cung ứng một cách tốt nhất. VICO Logistics đã phục vụ khách hàng tại nhiều quốc gia và chuỗi cung ứng bán lẻ trong hơn 30 năm. Chúng tôi cung cấp giá linh hoạt cho khách hàng, tùy theo khối lượng và kích thước hàng hóa. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tư vấn các giải pháp hậu cần và phương thức vận chuyển hàng may mặc phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất có thể.

Nguồn tham khảohttps://unctad.org/news/textile-and-garment-supply-chains-times-covid-19-challenges-developing-countries