BACK TO NEWS & TRENDS
Thị trường
Đầu tư gần 20 tỷ USD, Samsung biến Việt Nam thành “Cứ điểm chiến lược” của tập đoàn
Đăng bởi Indochina Logistics Expert
vico

Với việc Việt Nam đang dần chứng minh được năng lực của mình trong ngành sản xuất, khi Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư và mở rộng nhà máy sản xuất các bộ phận bán dẫn sang Việt Nam trong tháng 7/2023.

Nhà máy Việt Nam - Hạng mục đầu tư đầy tham vọng của Samsung

Theo Vietnam Briefing, trong lịch sử, Samsung đã "Đầu tư hơn 1,3 tỷ USD cho việc sản xuất các bo mạch điện tử (mainboard) và các linh kiện điện tử khác.”. Con số đó đã tăng lên đến 18 tỷ USD vào năm 2020 nhằm mở rộng các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Nhưng không phải chỉ có Samsung quan tâm đến các nhà máy tại Việt Nam.

Với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm của Việt Nam trong những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nước có tiềm năng phát triển lớn nhất tại Đông Nam Á, và ngành công nghiệp bán dẫn tại đây thu hút đầu tư của nhiều ông lớn có thể kể đến như Hayward Quartz Technology, Original Electronics Manufacturer (OEM) với vốn đầu tư hơn 110 tỷ USD.

Vào tháng 12/2022, ông Han Jong-hee, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Samsung Electronics cũng đã cho biết tập đoàn sẽ tập trung hơn vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,... với tổng vốn đầu tư lên đến 20 tỷ USD.

Samsung đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam
Samsung đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam

"Samsung có mục tiêu rõ ràng và sẽ thực hiện hiệu quả các dự án tại Việt Nam. Tập đoàn muốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trẻ và mới, đẩy mạnh nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn..." - Han Jong-hee

Và với những khoản ngân sách mà Samsung đầu tư vào Việt Nam này, hoạt động giao thương cũng như ngành Logistics tại Việt Nam cũng trở nên nóng hơn bao giờ hết. VICO Logistics, đơn vị giải pháp Logistics - Chuỗi cung ứng tại Việt Nam hướng đến mục tiêu cung cấp giải pháp toàn diện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đón đầu những làn sóng đầu tư từ các ông lớn trong 2023.

Samsung đầu tư và phát triển phòng nghiên cứu tại Việt Nam
Samsung đầu tư và phát triển phòng nghiên cứu tại Việt Nam

Bùng nổ làn sóng đầu tư nước ngoài 2022-2023, Việt Nam trở thành “điểm nóng kinh tế”

Sân chơi lớn cho những ông lớn

Không chỉ Samsung bày tỏ sự hứng thú với Việt Nam

Pegatron, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ gia công điện tử cho Apple (EMS) cũng đã đầu tư gần 23 triệu USD và có kế hoạch nâng mức đầu tư lên 1 tỷ USD nhằm mở rộng hoạt động sản xuất của mình tại Việt Nam.


Đối tác Apple dời nhà máy về Việt Nam
Đối tác Apple dời nhà máy về Việt Nam

Intel cũng tham gia cuộc chơi này khi công bố khoản đầu tư 1,5 tỷ USD kéo dài trong 15 năm và trong công bố mới nhất của mình, Intel sẽ đầu tư thêm 475 triệu USD để phát triển những mảng dịch vụ mới của mình.


Đối tác Apple dời nhà máy về Việt Nam
Intel cũng tham gia cuộc chơi lớn tại Việt Nam

Đúng vậy, tốc độ tăng trưởng ấn tượng và tiềm năng của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn đã thu hút nhiều công ty đa quốc gia. Ngoài Samsung và Hayward Quartz Technology, các công ty như Intel, Texas Instruments và SK Hynix cũng đã đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước.

Những khoản đầu tư này đã giúp thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử/ sản xuất bán dẫn tại Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành một công xưởng lớn trên thị trường bán dẫn toàn cầu. Thúc đẩy các hoạt động Logistic tại Việt Nam trở nên sôi nổi hơn.

Nhà máy sản xuất tại Hồ Chí Minh khởi sắc sau Covid

COVID 19 chắc chắn đã gây ra nhiều sự gián đoạn lớn đối với chuỗi cung ứng, đặc biệt khi ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam cũng ảnh

Vào cuối tháng 8/2021, Intel đã duyệt chi hơn 6,1 triệu Đô mỗi tháng (tương đương 140 tỷ VNĐ) nhằm giúp các nhà máy sản xuất tại Việt Nam tồn tại trong giai đoạn bị cách ly.

Không chỉ dừng lại ở đó, Intel còn chi ngân sách khách sạn 4-5 sao cho hơn 1.870 nhân sự của mình, chưa kể những khoản phụ cấp. Và chỗ ở cho hơn 1500 nhân sự của các nhà cung ứng khác.

Điều này cho thấy tham vọng từ các ông lớn, cũng như tầm nhìn chiến lược 5 năm - 10 năm của Intel trong việc khôi phục hoạt động sản xuất tại các nhà máy Việt Nam.

Đồng thời, với việc các Samsung, Apple tiếp cận Việt Nam với các khoản đầu tư khổng lồ và Intel chi ngân sách khủng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất tại Việt Nam được tiếp diễn cho thấy ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn tại Việt Nam đã và đang được Quốc Tế công nhận.


Kết quả kinh doanh của 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam - 2022.


Thị phần smartphone của các hãng tại Việt Nam năm 2021 - 2022. Xiaomi và Apple tăng trưởng ấn tượng. (Nguồn: IDC)


Những dữ liệu trên cho thấy tiềm năng của Việt Nam trong 2023 trở đi là rất lớn. Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho công nhân, tăng lượng kim ngạch xuất khẩu và biến Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất tập trung của Thế Giới.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng cần có cho mình những kế hoạch mới nhằm đáp ứng được sự thay đổi và phát triển này. Trong đó, nhu cầu phát triển về chuỗi cung ứng được cho là thiết yếu khi nó quyết định đến chi phí và cách mà doanh nghiệp Việt/nước ngoài vận hành hậu COVID.

VICO, với thế mạnh trong sự đa dạng dịch vụ chuỗi cung ứng, cũng như quy trình làm việc tinh gọn là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp dẫn đầu thị trường.

Đọc thêm: 

>> Cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất quần áo tại Việt Nam